Địa lý Châu Á

Bài chi tiết: Địa lý châu Á
Đỉnh núi Everest, đỉnh núi cao nhất Trái Đất.

Châu Á là lục địa lớn nhất trên trái đất. Nó chiếm 8.6% diện tích bề mặt của Trái đất (30% diện tích đất liền), và có đường bờ biển dài nhất là 62.800 km (39.022 mi). Châu Á nói chung được định nghĩa là phần phía đông chiếm 4/5 diện tích của lục địa Á-Âu. Nó nằm ở phía đông của Kênh đào SuezDãy núi Ural, và phía nam của Dãy núi Caucasus, Biển CaspiBiển Đen. Nó tiếp giáp với Thái Bình Dương ở phía đông, với Ấn Độ Dương ở phía nam và Bắc Băng Dương ở phía bắc. Châu Á bao gồm 48 quốc gia, ba trong số đó (Nga, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ) có một phần lãnh thổ ở châu Âu.

Châu Á có khí hậu và các đặc điểm địa lý cực kỳ đa dạng. Khí hậu bao gồm từ khí hậu vùng cực ở Siberia đến khí hậu nhiệt đới ở miền nam Ấn ĐộĐông Nam Á. Siberia là một trong những nơi lạnh nhất ở Bắc bán cầu. Nơi hoạt động tích cực nhất trên Trái Đất của lốc xoáy nhiệt đới nằm ở phía đông bắc của Philippines và phía nam Nhật Bản. Sa mạc GobiMông Cổsa mạc Ả Rập trải dài trên phần lớn Trung Đông. Sông Dương TửTrung Quốc là con sông dài nhất ở châu lục này. Dãy Himalaya giữa Nepal và Trung Quốc là dãy núi cao nhất trên thế giới, trong đó có Đỉnh Everest được coi là "nóc nhà của thế giới". Rừng nhiệt đới trải dài trên nhiều khu vực phía nam châu Á trong khi rừng lá kim và lá rộng nằm xa hơn về phía bắc.

Châu Á tự nó được phân chia thành các bộ phận khu vực như sau:

Bắc Á

Thuật ngữ này ít được các nhà địa lý sử dụng, và thông thường nó được nhắc đến để chỉ phần châu Á lớn hơn của Nga, còn được biết đến như là Siberi. Đôi khi các phần miền bắc của các quốc gia châu Á khác, như Kazakhstan cũng được tính vào Bắc Á.

Khu vực này bao gồm:

Trung Á (Trung Đông)

Không có sự nhất trí tuyệt đối trong sử dụng thuật ngữ này. Thông thường, Trung Á bao gồm:

Trung Á hiện nay là quan trọng về địa lý chính trị do các tranh chấp và mâu thuẫn quốc tế về các ống dẫn dầu, Nagorno-KarabakhChechnya cũng như là sự có mặt của quân đội Mỹ tại Afghanistan.

Đông Bắc Á/Đông Á

Khu vực này bao gồm:

Đông Nam Á

Khu vực này bao gồm bán đảo Mã Lai, Bán đảo Trung-Ấn và các đảo trong Ấn Độ DươngThái Bình Dương. Các quốc gia nằm ở đây bao gồm:

Nước Malaysia bị chia thành hai phần qua biển Đông và vì thế có cả hai phần: lục địa và hải đảo.

Nam Á (tiểu lục địa Ấn Độ)

Nam Á còn được nói đến như là tiểu lục địa Ấn Độ. Nó bao gồm:

Tây Nam Á (Tây Á)

Cũng được gọi là Trung Đông hay Trung Cận Đông. Trung Đông thông thường cũng được sử dụng để chỉ một số quốc gia ở Bắc Phi (trong một số diễn giải). Tây Nam Á có thể chia nhỏ thành:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu Á http://www.britannica.com/EBchecked/topic/38479 http://www.demographia.com/db-worldua.pdf http://www.worldatlas.com/geoquiz/thelist.htm http://worldpopulationreview.com/continents/asia-p... http://www.asia-zone.de/ http://www.lib.utexas.edu/maps/asia.html http://www.stat.go.jp/english/info/meetings/cambod... http://www.freeworldmaps.net/asia/index.html http://www.un.org/esa/population/publications/sixb... //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/08/Unit...